Trọng lượng vải có vai trò quan trọng trong việc tìm chất liệu phù hợp và đảm bảo chất lượng cao nhất.
Trong bài viết này, bạn sẽ học các đợn vị đo lường trọng lượng vải thông dụng nhất, cách quy đổi giữa các đơn vị và cuối cùng là cách xác định trọng lượng vải bằng các dụng cụ chuyên dụng, hoặc cách xác định trọng lượng khi mảnh vải mẫu quá nhỏ bằng các dụng cụ đơn giản tại văn phòng hoặc tại nhà.
Trọng lượng vải quan trọng như thế nào?
1. Trọng lượng vải và ứng dụng của vải có quan hệ mật thiết
Khi có kinh nghiệm đặt mua vải từ nhà cung cấp vải thì bạn biết rằng họ sẽ hỏi về trọng lượng loại vải bạn mong muốn. Đây cũng là thông số tham khảo cần thiết giúp tìm được loại vải phù hợp nhất cho mục đích sử dụng.
2. Trọng lượng vải ảnh hưởng đến tổng số sản phẩm bạn cần đặt hoặc sẽ nhận trong đơn hàng.
Nếu bạn mua vải theo số cân, và nếu chất vải này có trọng lượng trên mỗi đơn vị chiều dài cao hơn một loại vải khác, thì tổng độ dài của loại vải dày bạn nhận được sẽ ngắn hơn loại vải mỏng. Điều này có thể gây ra vấn đề thiếu hụt nếu không được lên kế hoạch trước và nếu điều ngược lại là đúng, bạn có thể sẽ có dư vải. Nếu bạn mua vải theo chiều dài, nếu trọng lượng vải trên mỗi đơn vị chiều dài tăng thì tổng trọng lượng vải sẽ tăng, do đó chi phí vận chuyển cũng có thể tăng. Điều này có thể ảnh hưởng đến ngân sách khi mua vải của bạn.
Lưu ý
- Xin lưu ý rằng trọng lượng vải trên toàn bộ một tấm vải không đồng đều. Luôn có một độ lệch nhỏ so với mức trung bình trên toàn bộ tấm vải.
- Độ ẩm khi cân vải cũng có thể ảnh hưởng đến trọng lượng vải. Đặc biệt đối với các chất liệu có khả năng giữ nước cao như ni lông.
Các đơn vị đo lường thông dụng nhất?
- Gsm (g/m²)
Gam trên mét vuông là trọng lượng vải trên một đơn vị diện tích. Đơn vị đo lường này cũng có thể được viết là g/m². GSM là đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới.
- Gam trên thước (g/y)
Gam trên thước (yard) là trọng lượng vải trên một đơn vị chiều dài (một thước là khoảng 0,91 mét). Đơn vị đo lường này thường được viết là g/y. G/Y được sử dụng phổ biến hơn trong các nhà máy.
- Oz trên thước vuông (oz/yd²)
Ounce trên thước vuông là trọng lượng vải trên một đơn vị diện tích (một thước là khoảng 0,91 mét). Đơn vị đo lường này thường được viết là oz/yd². Oz/yd² được sử dụng phổ biến hơn ở Anh.
Cách quy đổi giữa các đơn vị đo: g/m², g/y, và oz/yd²?
1. Các công thức quy đổi trọng lượng vải
QUY ĐỔI | CÔNG THỨC |
---|---|
g/m² sang g/y | Toàn bộ chiều dài trên 1 inch x g/m² ÷ 43 = g/y |
g/y sang g/m² | g/y ÷ toàn bộ chiều dài trên 1 inch x 43 = g/m |
gsm sang oz/yd² | g/m² ÷ 33.906 = oz/yd² |
oz/yd² sang gsm | oz/yd² x 33.906 = g/m² |
Lưu ý
- Chiều rộng vải dệt kim phổ biến nhất là 60 inch, vì vậy đây được cho kích thước ước tính ban đầu, nhưng để chuyển đổi chính xác, tốt nhất là bạn nên tự đo.
- Quy đổi từ cm sang inch: cm ÷ 2,54 = inch hoặc quy đổi trên mạng.
2. Quy đổi trực tuyến
Hãy bỏ qua máy tính, quy đổi trọng lượng vải một cách dễ dàng trên mạng
- Quy đổi cân nặng vải bởi Wazoodle Fabrics
- oz/yd² sang g/m² bởi ConvertUnits.com
- g/m² sang oz/yd² bởi ConvertUnits.com
Tính trọng lượng vải như thế nào?
1. Sử dụng máy cắt vòng tròn và cân kỹ thuật số chuẩn xác
Máy cắt vòng tròn là một công cụ rất phổ biến trong ngành dệt để kiểm tra trọng lượng vải. Đây là phương pháp chính xác nhất, nếu mẫu vải của bạn đủ lớn cho một vòng cắt.
Diện tích cắt vải từ máy cắt vòng tròn là 0,01 m², vì vậy nếu chúng ta cân nó bằng gam, chúng ta tính trọng lượng vải bằng cách:
(trọng lượng của mảnh vải tính bằng gam) x 100 = gsm
Nếu bạn có một cân đo kỹ thuật số chuẩn xác dành riêng cho vải, trọng lượng tính bằng gsm hoặc gam trên mỗi thước sẽ tự động hiển thị.
2. Sử dụng các công cụ đơn giản tại văn phòng làm việc
Nếu mẫu vải của bạn nhỏ hơn 10 x 10 cm hoặc bạn không có máy cắt vòng tròn, bạn có thể sử dụng các dụng cụ phổ biến được tìm thấy trên bàn làm việc để kiểm tra trọng lượng vải: thước kẻ và bút! Tuy nhiên, tốt nhất là có cân đo kỹ thuật số chuẩn xác để có độ chính xác cao hơn.
Đầu tiên, vẽ một hình chữ nhật trên miếng vải bằng bút và hãy dùng thước kẻ để có các góc chính xác. Nếu mảnh vải mẫu của bạn là vải dệt kim, hãy cố gắng vẽ các đường chấm thay vì các đường liền nét, bởi vì khi vẽ các đường liền nét, bút có thể kéo căng vải, làm cho các đường không thẳng và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Thứ hai, cắt hình chữ nhật ra khỏi mảnh vải mà bạn đã vẽ. Sau đó, đo chiều rộng và chiều dài hình chữ nhật theo cm và tính diện tích theo (cm²) = (chiều rộng) x (chiều dài). Viết xuống giấy.
Thứ ba, cân các mẫu vải hình chữ nhật với cân kỹ thuật số chuẩn xác. Viết trọng lượng tính bằng gam.
Cuối cùng, tính trọng lượng vải theo công thức sau:
10,000 ÷ (miếng vải hình chữ nhật(cm²)) x (trọng lượng của mảnh vải mẫu (g))
= (trọng lượng vải (g/m²))
Quy đổi trọng lượng vải sang đơn vị bạn mong muốn theo các công thức ở phần trên!
Quá phức tạp? Không có cân điện tử chuẩn xác?
Không thành vấn đề! Hãy để chúng tôi phân tích mẫu vải giúp bạn!
Eysan cung cấp dịch vụ phân tích vải miễn phí, bao gồm thành phần vải, trọng lượng và cấu trúc đan. (Xin lưu ý rằng chúng tôi chỉ phân tích loại vải dệt kim). Xin vui lòng gửi cho chúng tôi mẫu vài cần phân tích.
Giúp tôi phân tích mẫu vải dệt!
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on pocket
Pocket
Share on twitter
Twitter